Lần gần đây nhất bạn kiểm tra dữ liệu sao lưu là khi nào?

Người IT nào cũng biết rằng cần phải sao lưu dữ liệu thường xuyên? Chắc chắn là như vậy. Nhưng thật ra, sao lưu không phải là tất cả câu chuyện. Phần quan trọng nhất của câu chuyện là PHỤC HỒI. Bạn sao lưu thường xuyên? Vâng, rất tốt. Nhưng bạn có phục hồi được hay không mới là vấn đề. Sao lưu sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn không thể phục hồi. Tin đáng buồn: Sao lưu không đồng nghĩa với phục hồi. Có rất nhiều trường hợp luôn tiến hành sao lưu thành công, nhưng đến khi phục hồi mới biết bản sao lưu hoàn toàn không có dữ liệu, hoặc có nhưng không đúng là dữ liệu cần phục hồi.

Cách duy nhất để bạn chắc chắn về khả năng phục hồi là thường xuyên kiểm tra dữ liệu sao lưu. Lần gần đây nhất bạn kiểm tra là khi nào? Nếu đã quá lâu, hãy tiến hành ngay đi. Đừng để quá muộn!

Những nguyên nhân khiến bạn không thể phục hồi dữ liệu?

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn không thể phục hồi đúng dữ liệu cần. Bên dưới là những tình huống hay xảy ra nhất:

1. Thiết bị lưu trữ dữ liệu sao lưu bị hỏng

Bạn sao lưu bằng Tape/HDD và lưu trữ offsite ở chi nhánh khác hoặc mang về nhà cất? Vậy bạn có chắc đến khi cần phục hồi, Tape Cartridge vẫn hoạt động bình thường và dữ liệu vẫn đọc được. Thật sự không có gì chắc chắn cả. Đặc biệt với dạng thiết bị lưu trữ chuyên dụng như Tape. Có thể Tape Cartridge bị hư hỏng gây mất dữ liệu. Có thể Tape Drive có vấn để nên chỉ có thể ghi (write) chứ không thể đọc (read).

Có rất nhiều trường hợp công nghệ Tape mà công ty sử dụng đã quá cũ, Tape Drive bị hỏng không thể sửa chữa hay thay thế. Lúc đó, các bản sao lưu trong Tape Cartridge là hoàn toàn vô nghĩa.

2. Dữ liệu sao lưu không đúng (hoặc không có)

Khá lâu trước đây, bạn đã thiết lập việc sao lưu chuẩn mực và không có gì lo lắng. Nhưng một ngày nào đó, dữ liệu bị di dời sang thư mục khác mà bạn quên điều chỉnh thiết lập trong phần mềm. Phần mềm vẫn chạy hàng ngày mà bạn không mảy may để ý. Đến ngày gặp sự cố mới phát hiện dữ liệu cần sao lưu hoàn toàn không được sao lưu. Tất nhiên lúc này bạn không có gì để phục hồi.

Hoặc một câu chuyện khác là vì sao lưu thủ công bằng HDD/Tape nên bạn lưu trữ rất ít phiên bản. Một thư mục dữ liệu nào đó bị lỗi bên trong nhưng hoàn toàn không hay biết và vẫn được sao lưu hàng ngày. Cho đến ngày phát hiện ra thì tất cả phiên bản có thể phục hồi đều là phiên bản lỗi. Phiên bản trước khi lỗi đã không còn vì bi ghi đè bởi các phiên bản lỗi.

3. Quên khóa mã hóa

Hầu hết các phần mềm sao lưu đều hỗ trợ mã hóa bằng hình thức khóa riêng (Private Key) nên Khóa mã hóa là do người dùng tự nhập vào. Với cơ chế này, Khóa là duy nhất và không được lưu trữ ở bất kỳ nơi nào khác. Nên hiển nhiên, bạn không thể nào lấy lại được dữ liệu nếu quên Khóa.

Bạn sẽ không quên ngay lập tức. Nhưng nếu thời gian là khá lâu và bạn không kiểm tra. Có thể bạn sẽ quên. Đặc biệt ở tình huống chuyển công tác quản lý sao lưu từ người này sang người khác mà không kiểm tra kỹ càng.

4. Không biết cách phục hồi

Nghe khá kỳ cục. Nhưng đây là tình huống không hiếm chút nào. Nhất là khi phục hồi với Tape và bản sao lưu nằm trên nhiều Tape Cartridge khác nhau. Bởi có thể bạn sao lưu hàng ngày nhưng chưa bao giờ tiến hành phục hồi từ Tape.

Nhưng câu chuyện thường xảy ra nhất với tình huống này là khôi phục các ứng dụng như SQL Server, Exchange Server, Oracle,… Khác với dữ liệu dạng file, với dữ liệu của các ứng dụng này, bạn không chỉ phục hồi dữ liệu từ Tape, HDD, Cloud mà còn phải khôi phục dữ liệu vào ứng dụng (thường sử dụng chức năng Restore của ứng dụng). Thao tác này đòi hỏi bạn phải nắm vững kiến thức khôi phục dữ liệu các ứng dụng. Nếu không, rất dễ sai sót và thậm chí không biết làm sao để phục hồi. Trong khi đó, thời gian đưa hệ thống trở lại hoạt động (Recovery Time Objective – RTO) là yếu tố cực kỳ quan trọng khi thảm họa xảy ra. Bất cứ chậm trễ nào đều có thể gây ra thiệt hại không lường trước được.

Hãy kiểm tra dữ liệu thường xuyên!

Khả năng bạn rơi vào những tình huống trên là không nhỏ. Nên cách duy nhất là tiến hành kiểm tra thường xuyên. Nếu là dữ liệu dạng File, hãy định kỳ phục hồi ngẫu nhiên một vài file. Nếu là những dữ liệu cấu trúc như SQL Server, Exchange Server,… hãy tìm hiểu kỹ cách thức khôi phục và định kỳ tiến hành khôi phục một số database, mail quan trọng. Hoặc sử dụng các chức năng hỗ trợ của các ứng dụng này cho việc kiểm tra bản sao lưu.

Thông tin: zBackup hỗ trợ tính năng DR Ready giúp bạn luôn chắc chắn về khả năng phục hồi dữ liệu. Với tính năng này, bạn được cung cấp các máy chủ ảo để thiết lập hệ thống giống môi trường đang hoạt động tại doanh nghiệp bạn. Sau đó, định kỳ bạn tiến hành khôi phục để kiểm tra dữ liệu và nắm bắt thuần thục các bước phục hồi để xây dựng DR Plan cho hệ thống. DR Plan là cực kỳ quan trọng với các ứng dụng phức tạp như Active Directory, SQL Server, Exchange Server, Orcle,… Trong quá trình sử dụng DR Ready, bạn luôn nhận được hỗ trợ từ đội ngũ chuyên viên Backup Recovery của zBackup.

zBackup | Dịch vụ sao lưu dữ liệu mô hình Hybrid Backup

Mang đến cho doanh nghiệp bạn một giải pháp sao lưu toàn diện, bảo mật và hiệu năng:

  • Sao lưu Local vào External HDD / NAS Device
  • Sao lưu Offsite về hệ thống zBackup
  • Sao lưu vào Google Drive, Dropbox, Azure, AWS,…
  • Hỗ trợ File, AD, SQL Server, Exchange Server
  • Hỗ trợ Oracle, MySQL, VMware, Hyper-V
  • Sao lưu tự động theo lịch và thời gian thực
  • Mã hóa 256-bit AES & SSL
  • DR Ready giúp sẵn sàng thảm họa

Xem mô hình Hybrid Backup ››