Những sai lầm thường gặp trong DR: Không sao lưu thường xuyên

Không người IT nào không hiểu tầm quan trọng của sao lưu dữ liệu. Nhưng có một thực tế, rất ít IT đảm bảo công tác này được tiến hành đều đặn và chính xác.

Thật ra, công tác sao lưu thường được tiến hành rất tốt khi hệ thống vừa mới setup xong, hoặc mới có tình huống mất dữ liệu xảy ra (hoặc người IT mới nghe được câu chuyện mất dữ liệu tại một doanh nghiệp nào đó). Nhưng dần dần, mọi chuyện lại đâu vào đấy. Người IT lại bận rộn với các công việc triển khai ứng dụng mới, nâng cấp hệ thống, hỗ trợ end-user… Tính chủ quan lại dễ dàng trỗi dậy: “Không sao đâu. Để mai sao lưu cũng được.

Để rồi dữ liệu không hề được sao lưu trong cả thời gian dài.

Hậu quả: Dữ liệu có thể phục hồi đã quá cũ

Khi không sao lưu trong thời gian dài, hoặc bạn không có bản sao lưu nào để phục hồi, hoặc bạn vẫn có nhưng dữ liệu đã quá cũ. Trong thời buổi mà hầu như tất cả hoạt động quản lý quan trọng của doanh nghiệp đều ứng dụng CNTT như hiện nay, việc mất lượng dữ liệu làm việc của một vài ngày hay một tuần đã là quá lớn. Nên với bản sao lưu cách đây đã 3 tháng, 6 tháng thì phục hồi cũng không còn nhiều ý nghĩa.

Một thống kê chỉ ra rằng hơn 80% nhu cầu phục hồi dữ liệu là với phiên bản mới nhất – tức phiên bản đang có ngay trước thời điểm sự cố xảy ra. Dễ dàng thấy rõ những dữ liệu mới chính là dữ liệu quan trọng nhất, bức thiết nhất ảnh hưởng đến hoạt động của công ty ở thời điểm hiện tại.

Cách khắc phục: Thiết lập lịch sao lưu tự động

Khẳng định tầm quan trọng của sao lưu nhưng không thể phủ nhận đây là công việc nhàm chán với hầu hết người IT. Bởi bạn phải tiến hành nó hàng ngày nhưng không chắc có ngày cần dùng đến (và bạn cũng không mong cần dùng đến). Vì thế, nếu chỉ dựa trên ý thức và sự cần mẫn của người IT thì công tác này sẽ chẳng mấy chốc đi vào quên lãng. Cho đến ngày thảm họa xảy ra.

Do đó, cách tối ưu nhất để khắc phục tình trạng này là sử dụng các phần mềm hỗ trợ để tiến hành sao lưu tự động giúp bạn không phải sao lưu thủ công hàng ngày. Ngày nay, hầu hết các phần mềm sao lưu (tính năng sao lưu có sẵn của Windows/Linux, các phần mềm sao lưu hư IBM TSM, Symantec Backup Exec, Acronis hay dịch vụ sao lưu Cloud Backup như zBackup, Carbonite) đều hỗ trợ tính năng đặt lịch sao lưu tự động. Bạn có thể dễ dàng sao lưu tự động hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc sao lưu theo thời gian thực (Continuous Data Protection – CDP).

zBackup hỗ trợ sao lưu tự động theo lịch và thời gian thực (CDP)

zBackup hỗ trợ sao lưu tự động theo lịch và thời gian thực (CDP)

Hẳn nhiên, có công cụ hỗ trợ sao lưu tự động không có nghĩa bạn có quyền quên hoàn toàn công tác này. Thay vào đó, bạn vẫn nên thường xuyên kiểm tra tình trạng sao lưu bằng cách xem kỹ các log báo cáo của phần mềm để kịp thời phát hiện bất kỳ sai sót nào. Đồng thời, định kỳ tiến hành phục hồi để kiểm tra dữ liệu và nắm bắt kỹ càng các bước thực hiện.

zBackup | Dịch vụ sao lưu dữ liệu theo mô hình Hybrid Backup

Mang đến cho doanh nghiệp bạn một giải pháp sao lưu toàn diện, bảo mật và hiệu năng:

  • Sao lưu Local vào External HDD / NAS Device
  • Sao lưu Offsite về hệ thống zBackup
  • Sao lưu vào Google Drive, Dropbox, Azure, AWS,…
  • Hỗ trợ File, AD, SQL Server, Exchange Server
  • Hỗ trợ Oracle, MySQL, VMware, Hyper-V
  • Sao lưu tự động theo lịch và thời gian thực
  • Mã hóa 256-bit AES & SSL
  • DR Ready giúp sẵn sàng thảm họa

Xem mô hình Hybrid Backup ››